Hiện nay, khi chúng ta bước vào đền chùa, hoặc đến rất nhiều gia đình, thì nhìn thấy một bức tượng Phật Di Lặc. Khi nhìn thấy khuôn mặt cười tươi rạng rỡ của Phật Di Lặc, hầu như ai nấy đều sinh tâm hoan hỉ, vui vẻ. Thế nhưng không mấy ai biết rõ thật sự Phật Di Lặc là ai ? Ngài từ đâu tới? Vì sao mọi người thích thờ Ngài?
Bài viết này Duyên Kỳ Ngộ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nhé !
1. Phật Di Lặc là ai ?
Theo kinh điển Phật giáo, Di Lặc là vị Bồ tát sẽ xuất hiện trên trái đất, đạt được giác ngộ hoàn toàn, giảng dạy Phật Pháp, giáo hóa chúng sinh, và chứng ngộ thành Phật.
Tướng mạo tượng Phật Di Lặc ngày nay được miêu tả với hình ảnh cơ thể khỏe mạnh, mập mạp, áo mặc hở bụng căng tròn phô cả rốn, đi chân đất. Tính tình Phật Di Lặc cũng được miêu tả kì lạ không kém so với thân hình, nói năng vô định, thích ngủ ở đâu thì ngủ.
2. Nguồn gốc của Phật Di lặc
Phật Di Lặc (Maitreya trong tiếng Phạn) có nghĩa là Từ Thị. Theo Đại Nhật Kinh Sớ, Từ Thị nghĩa là chủng tính từ bi, gồm hai chữ:
- Từ trong Tứ vô lượng tâm của Phật (Từ, Bi, Hỷ, Xả).
- Thị là chủng, họ, tộc, do lòng Từ đó sanh ra từ chủng tính Như Lai, có năng lực làm cho tất cả thế gian không đoạn dứt Phật chủng.
Theo phẩm Tùy Hỷ trong Kinh Pháp Hoa và Kinh Bình Đẳng Giác, Di Lặc chính là A-dật-đa (tiếng Phạn: Ajita, Hán dịch là Vô Thắng, Vô Năng Thắng hoặc Vô Tam Độc). Ngài là một vị đệ tử của Phật Thích Ca. Nhưng theo Kinh Trung A-hàm 13, Kinh Xuất Diệu 6 và Luận Đại Tỳ-bà-sa 178, Di Lặc và A-dật-đa là hai nhân vật khác nhau. Trong bài kệ tựa phẩm Bỉ Ngạn Đạo (Pàràyana) của Kinh Tập (Sutta – nipàta) thuộc Đại Tạng Kinh Pàli đều nêu cả hai tên A-dật-đa (Ajita) và Đế-tu Di Lặc (Tissametteyya), tức cho đó là hai người hoàn toàn khác nhau.
Có thuyết nói rằng khi mang thai Ngài, mẹ Ngài khởi lòng thương không nỡ giết hại chúng sanh và không ăn thịt cá được cho nên nói là “Từ”. Vì Ngài sanh từ bà mẹ đó cho nên gọi là Từ Thị.
Nhưng cũng có thuyết nói rằng: Vì thuở xưa Ngài tu về từ bi tam muội cho nên sau này có tên là Từ Thị. Tên Ngài dịch âm theo tiếng Phạn là A-dật-đa, dịch theo chữ Tàu là Vô Nan Thắng (Vô là không, Nan là khó) tức là không có thể nào hơn được. Trí tuệ và hạnh tu của ngài ít người có thể hơn được, nên có tên Vô Nan Thắng. Theo thói quen của chúng ta thì gọi là Đức Phật Di Lặc còn theo kinh thì gọi là Bồ Tát Di Lặc. Hồi đức Phật còn tại thế, Bồ tát Di Lặc là một người có lịch sử sanh ở miền Nam Thiên Trúc, ở trong dòng Bà La Môn. Sau gặp Phật, Ngài xuất gia, tu theo hạnh Bồ tát. Đó là hình ảnh thật có lịch sử rõ ràng ở Nam Thiên Trúc.
3. Ý nghĩa
Với hình tượng bụng phệ, tai to, mặt lớn, miệng lúc nào cũng cười, thần thái lúc nào cũng tự tại, an vui, Phật Di Lặc biểu tượng cho sự an lạc, hạnh phúc, may mắn. Ngoài ra, dân chúng dần gắn hình ảnh Ngài như 1 vị Thần Tài, bên cạnh luôn là thỏi vàng hay túi vàng. Đặt tượng Phật Di Lặc trong nhà sẽ gặp nhiều may mắn, thịnh vượng, cuộc sống sum suê, gia đình hạnh phúc.
Với những người làm kinh doanh, buôn bán, đặ tượng Phật Di Lặc trong phòng làm việc để công việc hanh thông, thuận lợi, sự nghiệp thăng tiến. Vì Ngài là vị Phật của thế giới Cực Lạc nên cũng ban phát thiện lợi, sự an lạc, hóa giải những lầm than. Ngài cứ độ con người khỏi đau khổ bệnh tật, đưa dẫn ta về chánh đạo, sống tựu tại, vui tươi.
Đặt tượng Phật Di Lặc trong nhà, không chỉ mang lại vẻ đẹp cho không gian mà còn tăng tính phong thủy. Những tà ma, vận xấu sẽ bị chặn lại, bệnh tật, ưu phiền cũng tan biến.
4. Tượng Phật Di Lặc hợp với tuổi nào ?
Có thể nói, những vị Phật, Bồ Tát luôn có tấm lòng từ bi vô hạn với muôn loài chúng sanh. Vì vậy, dù gia chủ có là tuổi gì thì vẫn sẽ hợp với những pho tượng Phật, chỉ cần hết lòng thành tâm, cung kính.
Tuy nhiên, theo phong thủy: tượng Phật Di lặc hợp với những người mệnh Thổ. Gia chủ mệnh thổ có thể trưng bày tác phẩm mang đến may mắn, thịnh vượng.
Phật Di Lặc hợp với tuổi nào? cụ thể như sau:
Gia chủ sinh năm 1977, tức là tuổi Đinh Tỵ
Gia chủ sinh năm 1976, tức là tuổi Bính Thìn
Gia chủ sinh năm 1969, tức là tuổi Kỷ Dậu
Gia chủ sinh năm 1968, tức là tuổi Mậu Thân
Gia chủ sinh năm 1961, tức là tuổi Tân Sửu
Gia chủ sinh năm 1960, tức là tuổi Canh Tý
Gia chủ sinh năm 1947, tức là tuổi Đinh Hợi
Gia chủ sinh năm 1946, tức là tuổi Bính Tuất
5. Đặt tượng như thế nào cho hợp phong thuỷ?
Phật Di lặc là một vị Tịnh chủ cai quản một phương, Ngài có nhiều phép thần thông và nắm vị trí quan trọng trong Phật Giáo. Khi thỉnh tượng Phật về nhà thờ, gia chủ tuân thủ những quy tức và lưu ý để không phạm vào cấm kị mang lại tai ươn gcho gia đình.
– Không đặt trực tiếp Tượng Phật Di Lặc xuống sàn nhà. Tượng Di Lặc ngồi với chiếc bụng bự làm nhiều người tưởng nhầm với ông Địa nên hay bày ở góc nhà, Tuy nhiên Phật Di Lặc là một vị Phật uy nghiêm của Phật giáo, việc trưng bày dưới đất thể hiện thái độ bất kính.
– Không được để trong các không gian như phòng ngủ, cầu thang, gần nhà tắm, vì đây là không gian riêng tư và thiếu tôn trọng với Phật. Đặt tượng trong phòng ngủ còn dẫn tới những giấc ngủ mộng mị, ngủ không ngon giấc về lâu về dài ản hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Không đặt tượng gần hoặc hướng về những nơi như nhà vệ sinh, phòng ăn vì những khu vực này không sạch sẽ và thiếu sự trang nghiêm.
– Không được đặt tượng Phật trong két sắt, tủ, hộp hay rương khóa lại, không những không mang lại may mắn mà còn khiến người trong gia đình dễ đau ốm và gặp chuyện không may.
– Không được đặt tượng Phật Di Lặc dưới chân gác hay cầu thang vì những khu vực này thường xuyên có người đi lại phía trên. Đặt tượng ở đây sẽ khiến cho gia đình hay gặp chuyện lận đận.
– Không nên thờ quá nhiều tượng Phật, tối đa chỉ nên là ba vị hay còn gọi là tượng Tam Thế Phật. Ba vị phải được đặt đồng bậc đồng cấp với nhau.
Vừa rồi, Duyên Kỳ Ngộ đã cùng bạn tìm hiểu về Phật Di Lặc.
Chúc Các bạn có thêm nhiều kiến thức cho mình !