Ngoài giá trị Tâm linh-phong thủy, Trầm hương còn nhiều giá trị và ứng dụng khác có thể bạn chưa biết? Trầm hương Thanh Tâm nhà kinh doanh Trầm hương lâu năm gửi đến bạn những nội dung Trầm hương có tác dụng gì? Đây là những kiến thức mà chúng tôi tổng hợp được từ tài liệu, từ thực tế và từ kinh nghiệm của nhiều người trong ngành.
Trầm Hương là phần Gỗ của cây Dó Bầu được ăn Dầu tại vết thương trên thân. Phần dầu này được ví như chất kháng sinh để bao bọc và bảo vệ quanh vết thương. Trầm hương quý bởi hương thơm và nhiều giá trị từ tinh dầu Trầm.
Tổng Quan Kiến Thức Về Trầm Hương
Trầm Hương vốn là một cái tên không còn xa là từ ngày xưa đến nay, nhưng để hiểu một cách chính xác về trầm hương là gì thì rất ít ai hiểu rõ.
Theo Quan Niệm Dân Gian:
Theo quan niệm dân gian, trầm hương được coi là “Tinh Khí Thiên Nhiên Đất Trời” bởi sản vật quý hiếm này được hương trời đưa gió để luồn lẽo vào các chỗ bị thương của cây Dó. Hương khí ấy hòa quyện cùng với nhựa cây từ vết thương, qua thời gian hun đúc trong các điều kiện tự nhiên như nắng gió, thổ nhưỡng đất trời dần dần hình thành nên Trầm Hương. Cũng chính vì vậy Trầm Hương được xem là “Nguồn Linh Khí Thiên Nhiên Đất Trời Mà Thiên Nhiên Bạn Tặng”.
Theo Khoa Học:
Trầm Hương chính là phần nhựa thơm được sinh ra từ cây Dó bầu có tên khoa học là Aquilaria Crassna…Loại cây này mọc tự nhiên ở những cánh rừng tại miền trung Việt Nam. Khi cây Dó bị thương qua tác động của thiên nhiên như bão, gió, kiến…để kháng lại và làm lành vết thương khỏi sự nhiễm bệnh từ chỗ thân cây đó tiết ra một loại nhựa cây có tác dụng chữa lành vết thương. Thổ nhưỡng từ đất, linh khí của trời kết tinh hòa quyện với nhựa cây một thời gian khá lâu tạo nên Trầm Hương.
Trầm hương hình thành từ các vết thương của cây gió qua thổ nhưỡng thiên nhiên đất trời mà thành
Để hiểu sâu hơn nội dung này, mời các bạn xem thêm bài viết Trầm Hương là gì?
Trầm Hương Có Mấy Loại?
Danh y Tuệ Tĩnh lừng danh trong cuốn ” Nam Dược Thần Hiệu” thì có nói về phân loại Trầm Hương như sau: Thứ đen mà chìm trong nước gọi là trầm, những phần tía dầu gọi là mật trầm, thứ có vân trắng mà nhẹ thì gọi tốc trầm. Thực tế ngày nay người ta phân loại Trầm Hương thành: Kỳ Nam, Trầm Hương, Tốc Trầm và cuối cùng là Giác Trầm
Kỳ Nam: Phần Đắt Và quý nhất trong họ nhà trầm, rất ít ai có thể sờ và thử được bởi ngày nay Kỳ được xếp vô hạng quý hiếm gần như tuyệt chủng.
Trầm Hương: là loại chứa lượng dầu cao và giá trị lớn. Khi đốt trầm, mùi thơm nhẹ nhàng, sâu lắng và được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Tốc Trầm: một phẩm chất của Trầm chứa ít dầu hơn so với trầm hương, nhẹ và có màu vàng nhạt nhưng cũng có mùi thơm nhẹ nhàng không kém so với trầm. Chính vì vậy Tốc trầm ngày nay rất được ưa chuộng nhưng giá cả lại rất phổ thông.
Công dụng của Trầm Hương trong phong thủy:
Không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Ả Rập… từ xa xưa đã biết sử dụng Trầm để xông hương tạo phong thủy, mang lại điều may mắn. Khi trong nhà hay không gian sống có nhiều điều xui rủi, không may thì việc xông Trầm hương được xem như giải pháp để hóa giải điều này.
Tại sao Công dụng của Trầm Hương lại tuyệt vời đến vậy?
Mỗi vật đều có một Năng Lượng, điều này đã được chứng minh và được đo bằng chỉ số Năng Lượng Bovis. Các loại Đá, Các loại Gỗ Quý, Trầm hương…là những vật có chỉ số Năng Lượng khá cao nên được gọi là vật phẩm phong thủy. Năng lượng của một vật, của một người hay một không gian có thể được kích hoạt lên. Năng lượng cũng có thể truyền từ nơi có năng lượng cao sang nơi có năng lượng thấp.
Dựa vào nguyên lý này, các vật phong thủy được dùng để chưng bày trong nhà, tại nơi làm việc để làm không gian được trong lành, sáng sủa…mọi điều thuận lợi sẽ đến. Xông đốt Trầm hương để xua đi những vận xấu, tà khí đem lại điều may mắn. Trầm hương Việt Nam ngày nay còn được chế thành các loại trang sức: vòng tay, vòng cổ, mặt dây chuyền đeo mang lại may mắn.
Cảnh Trầm Hương dùng để chưng phong thủy mang lại năng lượng tốt cho không gian sống – Ý nghĩa của trầm hương
Tác dụng của Trầm Hương trong sức khỏe:
Trầm hương có tính ôn, vị đắng, mùi thơm, cay. Các nhà thuốc Đông y ứng dụng Trầm hương trong các bài thuốc y học cổ truyền để chữa nhiều loại bệnh. Trầm hương có công dụng trong:
Bổ thận: giáng khí, làm ấm thận, tráng nguyên dương làm bài thuốc cho người bị bệnh thận yếu, khó trong tiểu tiện.
Tim mạch: giúp trợ tim, giãn tĩnh mạch tốt.
Tiêu hóa: Trầm hương giúp tiêu độc, thanh lọc cơ thể.
Giảm đau: chữa các bệnh đau đầu, tức ngực, khó thở
Tăng cường sinh lực: chữa các bệnh yếu sinh lý, ứng dụng cho bài thuốc chữa bệnh hiếm muộn.
Điều trị các bệnh hen suyễn, nấc, nôn…
Các thành phần bổ quý của trầm hương chủ yếu có trong tinh dầu nên thường được dùng dưới dạng mài, bột tán chứ không cho vào sắc uống. Phụ nữ có thai cần thận trọng với các bài thuốc có Trầm hương.
Công dụng Trầm hương trong đời sống:
Thành phần tinh dầu Trầm hương có chứa các chất: BenzylacetonC6H5-CH2COCH3 26%, Metoxybenzylaceton 53% và terpen alcol 11%. Các thành phần chính tạo ra mùi thơm khi đốt Trầm hương.
Mùi hương Trầm sâu đậm nhưng dịu nhẹ, không gắt. Hương Trầm thơm sang trọng hiếm có loại hương liệu hay tinh dầu tự nhiên nào sánh được. Những khi đốt Trầm hương hay các sản phẩm từ Trầm hương tạo cảm giác thư thái, dễ chịu…
Thành phần tinh dầu Trầm hương có chứa các chất: BenzylacetonC6H5-CH2COCH3 26%, Metoxybenzylaceton 53% và terpen alcol 11%. Các thành phần chính tạo ra mùi thơm khi đốt Trầm hương.
Mùi hương Trầm sâu đậm nhưng dịu nhẹ, không gắt. Hương Trầm thơm sang trọng hiếm có loại hương liệu hay tinh dầu tự nhiên nào sánh được. Những khi đốt Trầm hương hay các sản phẩm từ Trầm hương tạo cảm giác thư thái, dễ chịu…
Vì vậy, Trầm hương được đốt để xoa dịu thần kinh, giảm căng thẳng, stress.
Các sản phẩm từ Trầm hương: nhang trầm hương không tăm, Nụ trầm hương thường được xông đốt để giúp dễ ngủ và tạo giúp ngủ sâu. Các sản phẩm này còn được xông đốt trong khi thực hành các bài Yoga, thiền định.
Các sản phẩm từ Trầm hương: nhang trầm hương không tăm, Nụ trầm hương thường được xông đốt để giúp dễ ngủ và tạo giúp ngủ sâu. Các sản phẩm này còn được xông đốt trong khi thực hành các bài Yoga, thiền định.
Tinh dầu Trầm hương có chứa các hợp chất Mangiferin, Terpenoids, Curcurbitacin-thành phần chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, tiệt trùng. Điều này giải thích tại sao Tinh dầu Trầm tạo ra bảo vệ được vết thương, giúp vết thương không lan rộng và sâu bọ đục khoét. Chính nhờ đặc tính kháng khuẩn này mà Trầm hương cùng với hương thơm khi đốt dùng để thanh lọc, tẩy trùng, làm sạch không khí. Trong mùa Dịch Covid 19, tại các bệnh viện ở Trung Quốc, Đài Loan xông đốt Trầm hương thường xuyên cũng là một biện pháp để khử trùng, thanh lọc không khí.
Tác dụng của Trầm hương trong việc khử trùng, thanh lọc không khí
Tác dụng của Trầm Hương trong Mỹ phẩm:
Trầm hương có mùi thơm khá đặc biệt. Trầm hương lại là chất định hương – một loại chất giúp ổn định và lưu hương lâu cho hỗn hợp hương. Vì vậy, Trầm hương được các nhà sản xuất nước hoa trên thế giới phối trộn trong thành phần cho các loại nước hoa cao cấp.
Tinh dầu Trầm hương có chứa chất các chất Mangiferin,Terpenoids,Curcurbitacin là những chất chống oxy hóa. Chiết xuất các chất này trong Trầm hương để làm mỹ phẩm chống lão hóa, làm đẹp da. Tuy nhiên công nghệ này hiện nay vẫn chưa được ứng dụng sản xuất tại Việt Nam.
Gỗ Trầm Hương có tác dụng và dùng để làm gì?
Gỗ Trầm Hương dùng chế tạo làm hương nhang đốt:
Dâng hương trên bàn thờ để gợi nhớ và biết ơn người đã khuất là nét đẹp văn hóa của người Việt chúng ta. Các sản phẩm dùng mùi hương hóa chất độc hại dần được thay thế các loại nhang hương có nguồn gốc thảo dược. Bột trầm hương phối trộn với keo bời lời làm thành nhiều sản phẩm: nhang trầm, nụ trầm, nhang không tăm, nhang vòng….Mùi thơm của nhang trầm dễ chịu, nhẹ nhàng và xoa dịu được thần kinh người sử dụng cũng rất tốt cho người dùng.
Người dân Việt Nam vốn rất quen thuộc với các sản phẩm thờ cúng tâm linh từ Trầm hương: Bột Trầm hương, Nhang Trầm hương, Nhang Trầm hương không tăm, Nụ Trầm hương…bởi ngoài hương thơm còn nhiều giá trị như đã nêu trên.
Nhang Nụ từ Gỗ Trầm Hương ngày càng được yêu chuộng bởi mùi thơm dễ chịu và tốt cho sức khỏe
Gỗ Trầm Hương dùng làm vật phẩm chưng phong thủy:
Dùng làm vật phẩm phong thủy: tượng phật Trầm hương chưng bàn thờ; tượng trầm, cảnh trầm, tượng trầm để ô tô..chưng trang trí và mang lại nhiều may mắn.
Năng lượng Trầm Hương là rất lớn nên khi chưng bày trong nhà hoặc nơi làm việc thường mang lại cho không gian vượng khí, xua đuổi được tà ma.
Khi thị trường Trầm Hương sôi động, cách nhận biết các loại Trầm hương cũng rất quan trong để sử dụng hiệu quả
Gỗ Trầm Hương dùng làm trang sức thời trang:
Các nhà sản xuất Trầm hương không ngừng sáng tạo các mẫu trang sức: vòng trầm hương đeo tay, vòng cổ trầm hương, mặt dây chuyền trầm hương…với nhiều mẫu mã lạ và đẹp, hợp thời trang tốt cho sức khỏe và phong thủy.
Dùng làm vật phẩm phong thủy: tượng phật Trầm hương chưng bàn thờ; tượng trầm, cảnh trầm, tượng trầm để ô tô..chưng trang trí và mang lại nhiều may mắn.
Năng lượng Trầm Hương là rất lớn nên khi chưng bày trong nhà hoặc nơi làm việc thường mang lại cho không gian vượng khí, xua đuổi được tà ma.
Khi thị trường Trầm Hương sôi động, cách nhận biết các loại Trầm hương cũng rất quan trong để sử dụng hiệu quả
Gỗ Trầm Hương dùng làm trang sức thời trang:
Các nhà sản xuất Trầm hương không ngừng sáng tạo các mẫu trang sức: vòng trầm hương đeo tay, vòng cổ trầm hương, mặt dây chuyền trầm hương…với nhiều mẫu mã lạ và đẹp, hợp thời trang tốt cho sức khỏe và phong thủy.
Ngày nay rất nhiều người ưa chuộng sản phẩm Vòng tay Trầm Hương không những đẹp mà còn mang lại nhiều giá trị cho người sử dụng.
Gỗ Trầm Hương làm đồ thủ công mỹ nghệ:
Với bàn tay khéo léo của người thợ thủ công chế tác trên gỗ Trầm Hương đã tạo ra các sản phẩm độc đáo. Tượng Trầm, Cảnh Trầm để chưng bày là những tác phẩm nghệ thuật trong gia đình không những đẹp mà còn rất thơm.
Với bàn tay khéo léo của người thợ thủ công chế tác trên gỗ Trầm Hương đã tạo ra các sản phẩm độc đáo. Tượng Trầm, Cảnh Trầm để chưng bày là những tác phẩm nghệ thuật trong gia đình không những đẹp mà còn rất thơm.
Tượng Phật Di Lạc Trầm Hương làm từ Gỗ Trầm chưng bày mang lại nhiều may mắn cho gia chủ
Gỗ Trầm Hương Làm Quà Tặng:
Trầm Hương còn rất phù hợp để làm Quà tặng Tết đặc biệt là xu hướng quà Tết trong năm 2025 hướng về sức khỏe và hữu dụng. Các sản phẩm Trầm Hương rất phù hợp để tặng người lớn tuổi: Ông bà, cha mẹ, Thông sui gia, Cha mẹ chồng, cha mẹ vợ….
Nụ Trầm Hương làm quà tặng cha mẹ
Những Lầm Tưởng Về Tác Dụng Của Trầm Hương:
Trầm hương được biết đến nhiều nhất với lợi ích to lớn trong tâm linh phong thủy. Ngoài ra, Trầm Hương cũng được biết đến trong nhiều công dụng sức khỏe con người vag không phải lợi ích nào cũng được khoa học chứng minh rõ ràng. Các nhà thuốc Đông y thường dùng Trầm Hương theo kinh nghiệm nhà nghề:
Trong Sức Khỏe:
Ngăn ngừa các bệnh về tiểu đường: Có một số nghiên cứu nhỏ liên quan đến sử dụng trầm hương sẽ làm giảm lượng đường huyết có trong máu
Giảm căng thẳng, lo âu: Mặc dù trầm hương giúp tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng, lo âu tuy nhiên công dụng này được nhiều người có đức tin về tín ngưỡng và giúp cho tinh thần được an yên, bình an hơn.
Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch: Trong tinh dầu trầm có chứa các chất có tính kháng khuẩn chống viêm, nhưng trong tim mạch để hạn chế các tình trạng về nhịp tim thì vẫn còn là dự án nghiên cứu để đưa vào y học ngày nay.
Tăng cường khả năng sinh sản: Tuy trầm hương có tính ôn, ấm giúp bổ thận tráng dương ở nam giới nhưng vẫn chưa có cơ sỏ để chứng minh trầm có thể giúp tăng khả năng sinh sản.
Trong làm Đẹp:
Giúp cân bằng nội tiết tố: Nhiều thông tin đưa ra rằng Trầm Hương có tác dụng trì hoãn mãn kinh, giảm đau bụng kinh, buồn nôn, thay đổi tâm trạng. Các nghiên cứu cho thấy tinh dầu Trầm Hương làm tăng lượng estrogen của phụ nữ, nhờ đó giảm thiểu được các triệu chứng tiền mãn kinh sớm. Tuy nhiên vẫn cần nhiều xác nhận từ các nghiên cứu để có thể chứng minh được điều này.
Có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa: Trong tinh dầu trầm có chứa các hoạt chất Curcurbitacin, Mangiferin,Terpenoids. Là các hoạt chất có công dụng giúp chống oxy hóa nên được các nhà sản xuất mỹ phẩm nghiên cứu để tạo ra sản phẩm chống lão hóa. Tuy nhiên hiên nay vẫn chưa được áp dụng vào công nghiệp hóa mỹ phẩm.